Tin tức khuyến mãi hot nhất hiện nay

Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Bí quyết seo

Chào các bác,

Như những gì đã nói hôm qua. Hôm nay, em sẽ bắt đầu chia sẻ dần kinh nghiệm của mình.

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐚́𝐜 𝐜𝐚̂̀𝐧 để START?
  1. Tài khoản Paypal phải được verify qua Banking.
    - Nếu muốn dùng Trials thì sẽ mất: $7
    - Nếu thanh toán theo tháng: $49

    Link đăng ký:
    https://rankerx.com/amember/signup
  2. 𝐏𝐫𝐨𝐱𝐲: Các bác nên mua khoảng 10 proxies. Mua 𝐒𝐞𝐦𝐢-𝐝𝐞𝐝𝐢𝐜𝐚𝐭𝐞𝐝 𝐩𝐫𝐨𝐱𝐢𝐞𝐬 cho tiết kiệm nhé ^^
    - Dịch vụ em đang dùng và đó là một trong những đơn vị cung cấp Proxy tốt nhất hiện nay.
    Link đăng ký: https://buyproxies.org/panel/cart.php?gid=1

    Còn vì sao nên dùng PROXY. Các bác có thể Google Search nhé! Vì em quan trọng về mức độ An Toàn, Success Rate,... nên em khuyên các bác nên dùng Proxy nếu có điều kiện
  3. 𝐂𝐚𝐩𝐭𝐜𝐡𝐚: Các bác nên sử dụng 𝟐𝐜𝐚𝐩𝐭𝐜𝐡𝐚. Dịch vụ này chuyên auto để giải Google recaptcha v2 và v3, Captcha Image,... Sau đó thêm KEY ID vào RankerX và chạy AUTOMATIC thôi các bác.
- Proxy khi tích vào vào RankerX: https://i.ibb.co/NpFLqSK/2019-10-22-111954.jpg
- Captcha khi tích vào vào RankerX: https://i.ibb.co/ZLHCQTx/2019-10-22-112004.jpg

OK - Vậy là xong bước cài đặt ban đầu để bắt đầu vào sử dụng. Các bác lưu ý là có thể không cần Captcha và Proxy vẫn có thể chạy nhé! Nhưng sẽ có Nhược điểm như sau:

1. Không dùng PROXY: Nó sẽ lấy địa chỉ theo IP của mình và START.
2. Không dùng Captcha: Thì các bác phải giải tay các website nếu nó cần captcha

Ví dụ như: https://www.diigo.com/sign-up?plan=free . Các bác sẽ phải giải tay Google Recaptcha V2. Còn đâu khi dùng dịch vụ Captcha rồi thì cứ AUTO để đợi kết quả thôi các bác nhé!

Công việc khá là nhiều. Vì vậy, em sẽ chia sẻ theo tần suất 1-2 ngày cho 1 tính năng để các bác có thể hiểu sâu hơn.

Nếu các bạn có gì thắc mắc hay cần hỏi cứ COMMENT dưới nhé! Em sẽ cố gắng chia sẻ hết Kinh nghiệm của em và trả lời các bác sớm nhất có thể. Và bác nào có kinh nghiệm dùng TOOL này rồi rất mong các bác có thể CHIA SẺ để em có thêm kinh nghiệm

Cảm ơn các bác đã lắng nghe!
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Tất tật về việc tạo video để quảng cáo trên youtube


Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua

Tôi nên sử dụng định dạng này khi nào?
Hãy sử dụng định dạng này khi bạn muốn quảng cáo nội dung video của mình trước các video khác trên YouTube và trên toàn bộ Mạng hiển thị.
Định dạng này hoạt động như thế nào?
Quảng cáo video của bạn phát trước, trong hoặc sau video khác. Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
Quảng cáo trên Mạng hiển thị có thể xuất hiện ở đâu?
Quảng cáo video trong luồng có thể bỏ qua có thể xuất hiện trên các trang xem YouTube, trong các video trên trang web đối tác và trên các ứng dụng thuộc Mạng hiển thị.
​Tôi sẽ bị tính phí như thế nào?
Với chiến lược đặt giá thầu CPV, bạn trả tiền khi một người xem xem 30 giây video của bạn (hoặc toàn bộ thời lượng nếu video ngắn hơn 30 giây) hoặc tương tác với video của bạn, tùy thời điểm nào đến trước.
Với chiến lược đặt giá thầu CPM, bạn trả tiền dựa trên số lần hiển thị. Quảng cáo đệm sử dụng đặt giá thầu CPM (chi phí trên mỗi 1,000 lần hiển thị), vì vậy, bạn trả tiền mỗi lần quảng cáo của mình được hiển thị 1.000 lần.
Có thể sử dụng quảng cáo trong luồng cho các mục tiêu chiến dịch nào?
  • Khách hàng tiềm năng
  • Lưu lượng truy cập trang web
  • Nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận
  • Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm (tất cả)
  • Chiến dịch được tạo không có mục tiêu
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua là định dạng quảng cáo không thể bỏ qua được thiết kế để cho phép bạn tiếp cận khách hàng bằng toàn bộ thông điệp của mình.
Tôi nên sử dụng định dạng này khi nào?
Sử dụng định dạng này khi bạn muốn tiếp cận người xem bằng toàn bộ thông điệp của mình.
Định dạng này hoạt động như thế nào?
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua của bạn có thời lượng từ 15 giây trở xuống và phát trước, trong hoặc sau video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
Quảng cáo có thể xuất hiện ở đâu?
Quảng cáo không thể bỏ qua có thể xuất hiện trong các video trên YouTube, trong các video trên trang web đối tác và các ứng dụng thuộc Mạng hiển thị của Google.
Tôi sẽ bị tính phí như thế nào?
Bạn trả tiền dựa trên số lần hiển thị. Quảng cáo không thể bỏ qua sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPM (giá mỗi nghìn lần hiển thị), do đó, bạn sẽ trả tiền mỗi khi quảng cáo được hiển thị 1.000 lần.
Có thể sử dụng quảng cáo không thể bỏ qua cho các mục tiêu chiến dịch nào?
  • Nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận
Quảng cáo khám phá
Tôi nên sử dụng khi nào?
Sử dụng định dạng này để quảng cáo video ở những địa điểm khám phá, bao gồm cạnh các video có liên quan trên YouTube trong kết quả tìm kiếm của YouTube hoặc trên trang chủ dành cho thiết bị di động của YouTube.
Định dạng này hoạt động như thế nào?
Quảng cáo của bạn bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản. Mặc dù kích thước và hình thức chính xác của quảng cáo có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí quảng cáo xuất hiện, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người nhấp vào để xem video. Sau đó, video sẽ phát trên Trang xem trên YouTube.
Quảng cáo có thể xuất hiện ở đâu?
  • Trên kết quả tìm kiếm của YouTube
  • Bên cạnh video có liên quan trên YouTube
  • Trên trang chủ dành cho thiết bị di động của YouTube
Tôi sẽ bị tính phí như thế nào?
Bạn sẽ chỉ bị tính phí khi người xem chọn xem quảng cáo của bạn bằng cách nhấp vào hình thu nhỏ.
Mục tiêu chiến dịch nào cho phép quảng cáo khám phá video?
  • Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm
  • Chiến dịch được tạo không có mục tiêu
Quảng cáo đệm
Quảng cáo đệm là định dạng quảng cáo video ngắn, được thiết kế để cho phép bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn và nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn.
Tôi nên sử dụng định dạng này khi nào?
Sử dụng định dạng này khi bạn muốn tiếp cận với người xem trên quy mô rộng bằng thông điệp ngắn và dễ nhớ.
Định dạng này hoạt động như thế nào?
Quảng cáo video đệm của bạn có thời lượng từ 6 giây trở xuống và phát trước, trong hoặc sau video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
Quảng cáo có thể xuất hiện ở đâu?
Quảng cáo đệm có thể xuất hiện trong các video trên YouTube, trong các video trên trang web đối tác và các ứng dụng thuộc Mạng hiển thị của Google.
​Tôi sẽ bị tính phí như thế nào?
Bạn trả tiền dựa trên số lần hiển thị. Quảng cáo đệm sử dụng đặt giá thầu CPM (chi phí trên mỗi 1,000 lần hiển thị), vì vậy, bạn trả tiền mỗi lần quảng cáo của mình được hiển thị 1.000 lần.
Mục tiêu chiến dịch nào sử dụng quảng cáo đệm?
  • Phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu
  • Chiến dịch được tạo không có mục tiêu
Quảng cáo ngoài luồng phát
Quảng cáo ngoài luồng phát là quảng cáo video chỉ trên thiết thoại di động (các thiết bị điện thoại và máy tính bảng), quảng cáo này phát trên các trang web đối tác và trong ứng dụng.
Tôi nên sử dụng định dạng này khi nào?
Quảng cáo ngoài luồng phát là một cách để mở rộng phạm vi tiếp cận của quảng cáo video trên thiết bị di động, giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Định dạng này hoạt động như thế nào?
Quảng cáo ngoài luồng phát bắt đầu phát không có âm thanh. Người dùng nhấn vào quảng cáo để bật âm thanh. Nhà quảng cáo chỉ bị tính phí khi hơn một nửa không gian màn hình quảng cáo được hiển thị từ 2 giây trở lên. Định dạng này được thiết kế để tăng phạm vi tiếp cận bằng video của bạn với chi phí tiết kiệm.
Quảng cáo này có thể xuất hiện ở đâu?
Một mẫu video có thể chạy trên nhiều vị trí khác nhau trên thiết bị di động. Đối với vị trí trên thiết bị di động, quảng cáo ngoài luồng xuất hiện ở dạng biểu ngữ, trong khi đối với vị trí ứng dụng dành cho thiết bị di động, chúng sẽ xuất hiện ở dạng biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo gốc, cũng như ở cả chế độ màn hình dọc và chế độ toàn màn hình.
Video ngoài luồng là quảng cáo chỉ dành cho thiết bị di động xuất hiện trên trang web đối tác và ứng dụng trên Mạng hiển thị của Google. Định dạng quảng cáo này hiện chưa thể sử dụng trên YouTube.
Tôi sẽ bị tính phí như thế nào?
Bạn được tính phí cho quảng cáo ngoài luồng dựa trên giá mỗi nghìn lần hiển thị có thể xem (vCPM), vì vậy bạn sẽ chỉ bị tính phí khi có ai đó xem video của bạn phát trong 2 giây trở lên.
Mục tiêu chiến dịch nào sử dụng quảng cáo ngoài luồng?
  • Nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận
  • Chiến dịch được tạo không có mục tiêu

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Khắc phục tình trang Fan page không hiển thị hay bị ẩn

Nguyên nhân fanpage bị ẩn

1.Do ngu người

Xin lỗi mọi người vì tiêu đề nhé, ghi cho nó vui nhộn vậy thôi :D. Thực ra là do bạn đã vô tình bất vào chức năng ở mục Cài đặt -> Chế độ hiển thị trang ->Trang chưa đăng dẫn đến tình trạng trang bị ẩn không ai có thể tìm thấy được.

2.Do Fanpage lâu không đăng tin

Mình có 1 page khi tạo để đó một thời gian và sau đó là chỉ có mình mới truy cập vào page và nó được thôi còn bất kì người nào không phải quản trị viện thì đều không thấy gì cả.Có thể fanpage mới tạo để quá lâu không đăng tin thì sẽ bị facebook ẩn khỏi người xem.

Cách khắc phục

Rất là đơn giản thôi, các bạn truy cập vào fanpage của mình vào chọn theo các bước sao:
Cài đặt -> Chế độ hiển thị trang -> Trang đã đăng , tương tự như hình ảnh dưới đây nhé các bạn, rồi sau đó bấm Lưu thay đổi là xong.
Vậy là xong nhé các bạn, nếu bạn khắc phục được hay không thì hãy để lại comment bên dưới blog để mình biết nhé.Chúc các bạn vui vẽ!
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

CÁCH CHỌC TẤT CẢ BẠN BÈ TRÊN FACEBOOK, CHỌC BẠN BÈ HÀNG LOẠT

Các bạn nên nhớ là bài viết này hướng dẫn cách chọc tất cả bạn bè Facebook trên máy tính nhé. Tuy nhiên, vẫn có một số dòng điện thoại bạn vẫn có thể áp dụng được hình thức này, nếu dòng máy đó cho phép.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang cá nhân Facebook của mình, sau đó click chuột phải vào tên của bạn và nhấn chọn Kiểm tra.
chọc tất cả bạn bè
Bước 2: Xuất hiện giao diện Inspect Element, bạn click vào tab Console.
cách chọc bạn bè hàng loạt trên facebook
Bước 3: Bạn dán đoạn mã code phía dưới đây vào tab Console, sau đó nhấn Enter
Tải code tại đây
Bước 4: Lúc này bạn sẽ nhìn thấy một bảng công cụ chứa các tính năng, việc bạn quan tâm đó là tính năng chọc tất cả bạn bè, chọc toàn bộ bạn bè trên Facebook. Để chọc tất cả bạn bè, bạn nhấn vào dòng chữ Poke … Friends.
chọc toàn bộ bạn bè trên facebook
Bước 5: Bạn đợi một chút để quá trình chọc tất cả bạn bè được thành công 100%. Cho đến khi một dòng thông báo hiển thị như sau: (Success: XXXX) trong đó XXXX chính là số lượng bạn bè mà bạn đã chọc được họ.
Bước 6: Sau khi bạn đã hoàn tất việc chọc tất cả bạn bè trên Facebook của bạn, lúc này những người mà được bạn chọc sẽ chủ động chọc lại bạn. Để xem những người nào đã chọc bạn, bạn có thể truy cập vào đường dẫn này: https://www.facebook.com/pokes
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Google Tag Manager là gì?

Rất có thể bạn đã từng nghe nói về Google Tag Manager (Trình quản lý thẻ của Google) và có thể cũng đã sử dụng nó ít nhiều, nhưng bạn lại chưa thấy tác dụng hiệu quả của GTM là gì, đúng không?
Sau bài viết này bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy! Tin tôi đi. Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ trở thành bạn thân của GTM.
Bài viết mà bạn đang theo dõi là “Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager cho người mới bắt đầu” – bạn sẽ hiểu rõ Google Tag Manager là gì? dùng GTM như thế nào và tại sao phải dùng GTM?
Nào ta cùng bắt đầu với phần tìm hiểu..

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager là một công cụ được thiết lập để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp giữa các phòng ban.
Ví dụ thế này cho bạn dễ hiểu. Trước đây, trong 1 công ty, khi bộ phận marketing muốn cài đặt Facebook pixel lên website, họ sẽ phải đề xuất ý kiến này lên bộ phận IT. Thông thường bên IT – sau một quá trình khá dài – mới gắn pixel đó lên website. Làm vậy quá lâu!
Nguồn: Brand Việt Nam
Do vậy Google Tag Manager được sinh ra để Marketing có thể chủ động cập nhật website của họ, đồng thời, bớt việc cho IT hơn để họ tập trung vào các dự án quan trọng hơn …
Hãy cứ xem trình quản lý thẻ GTM như một “bảng điều khiển” được tạo cho các nhân viên marketing để họ có thể hoàn thành bất cứ điều gì liên quan đến việc theo dõi các kết quả marketing của họ.
Trong năm 2012, Google đã công bố trình quản lý thẻ của riêng họ và kể từ đó “Trình quản lý thẻ của Google” đã không ngừng tăng trưởng cả về số lượng người dùng và tính năng.
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có thể nhìn thấy mọi click chuột đang diễn ra trên website của mình. Với GTM, bạn sẽ dễ dàng làm được điều này và cả hơn thế nữa.
Tôi sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện chính xác và chi tiết. Sẽ nhanh thôi.
Ah khoan đã, có thể bạn sẽ hỏi tôi “Tại sao lại là GTM? Và Trình quản lý thẻ của Google có thay thế Google Analytics không?
Câu hỏi hay đấy và câu trả lời là KHÔNG nhé!
2 công cụ này làm việc cùng nhau. Trên thực tế, GTM “biến đổi “ Google Analytics bằng cách cung cấp cho nó nhiều dữ liệu cụ thể hơn, tốt hơn. Khi dữ liệu đã được cung cấp đẩy đủ,GA sẽ cho nhiều thông số có ích hơn.

Tại sao ta nên sử dụng GTM?

Đơn giản thôi. Vì GTM mang đến cho bạn, với tư cách là một marketer, khả năng theo dõi hiệu quả các chiến dịch marketing môt kiểu mới hoàn toàn.

Ở trên tôi đã nói, GTM giúp đơn giản hóa việc đặt pixels và tracking code trên trang web của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ có thể hoàn toàn tuỳ chỉnh dữ liệu được báo cáo lên Google Analytics (nhờ vậy bạn có thể hiểu rõ hơn hiệu quả chiến dịch của mình).
GTM cho phép bạn gắn bao nhiêu tag vào cũng được, giúp bạn hiểu rõ hành động cụ thể khách truy cập đang thực hiện trên website của bạn.
Giống như bất kỳ công cụ nào khác, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để học cách sử dụng nó. Và sau đây là hướng dẫn sử dụng GTM

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager: Tags & Triggers

Hãy cùng tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về những thành phần khác nhau của trình quản lý thẻ Google cũng như cách sử dụng chúng để gửi dữ liệu – như số lượng xem trang và số nhấp chuột vào liên kết – đến Google Analytics.
Trước tiên , ta sẽ học cách phân biệt một số khái niệm khác nhau  của GTM và cách sử dụng chúng để lấy dữ liệu như page view, link click đến Google Analystic.
GTM có 2 thành phần chính:
  • Tags (hành động)– dùng để thông báo đến GTM rằng bạn đang muốn làm gì, ví dụ như “bạn đang muốn gửi một page view tới Google Analytics.”
  • Triggers (kích hoạt) – thông báo đến GTM khi nào bạn muốn gắn tag, ví dụ như “bất cứ lúc nào có người ghé thăm 1 webpage của bạn”
Trước khi tìm hiểu những 2 phần này kết hợp với nhau như thế nào, đầu tiên chúng ta tạo tài khoản trước đã.
Tạo tài khoản rất dễ. Chỉ cần truy cập trang “Trình quản lý thẻ của Google” rồi đăng nhập vào là được. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập nội dung.
Thông thường, bạn sẽ tạo nội dung cho mỗi trang web mà bạn muốn theo dõi. Khi bạn đã tạo tài khoản và nội dung đầu tiên của mình, GTM sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã giống như sau:
Chỉ cần sao chép và dán mã này ngay sau thẻ opening <body> trên trang web của bạn – Nếu website bạn sử dụng WordPress thì sẽ có một số plugin như OptimizePress 2.0 giúp thực hiện thao tác này dễ dàng hơn.
Rồi sau khi tạo tài khoản xong, ta bắt đầu tạo cái Tag đầu tiên nhé. Làm đơn giản thôi!
Ví dụ: Ở tag đầu tiên này, tôi muốn  Google Tag Manager  báo cáo 1 pageview đến Google Analytics mỗi khi có ai đó truy cập vào website.
Đây là cách thiết lập cụ thể …

Bước 1: Tạo một thẻ mới

 Tạo một thẻ mới bằng cách nhấp vào mục “Tags” ở thanh menu bên trái rồi sau đó nhấp chuột vào “New” .
google tag manager set 1
Sau đó, Trình quản lý thẻ của Google sẽ muốn biết loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ. Ở đây bạn chọn Google Analytics nhé
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Google Analytics là gì? Toàn bộ những điều bạn cần biết về Google Analyitcs

Bước 2: Chọn mục Analytics

Google Tag Manager  sẽ cho bạn 2 sự lựa chọn: Universal hoặc Classic Analytics. Thường thì ta sẽ chọn Universal. Vì nó được cài sẵn mặc định và đây cũng là phiên bản mới nhất của GA.
Google tag manager 2
Sau khi chọn “Continue”, bạn cần cung cấp cho GTM biết về nơi thông tin Page view được gửi đến.

Bước 3: Định dạng cấu trúc thẻ của bạn

Trong trường hợp này, bạn cần phải điền thông tin Property ID thật của mình vào. Ví dụ Property ID là “UA-12345678-9
(Nếu chưa biết chính xác ID của mình, bạn có thể làm theo hướng dẫn này )

Bước 4: Xác định trình kích hoạt triggers

Sau khi chọn “Continue”, chúng ta cần xác định trình kích hoạt nữa. Hãy nhớ rằng “trigger” là cách chúng ta thông báo cho GTM biết khi nào nó cần kích hoạt thẻ đặc biệt này.
Trong trường hợp này, chúng ta muốn báo cáo số page view khi có ai đó truy cập vào website, vì vậy ta sẽ chọn “all page” từ danh sách các triggers cài sẵn.

Bước 5: Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag của bạn

Sau khi đã chọn “All Page”, chúng tôi tiếp tục chọn “Create tag”
Trình quản lý thẻ Google sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho thẻ mới. Ví dụ tôi đặt tên cho thẻ này là “GA – Page view”.
Dưới đây là một mẹo cực kì đơn giản … GTM sẽ liệt kê tất cả các thẻ theo thứ tự chữ cái.
Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu tên thẻ này dưới dạng “GA -” để đảm bảo rằng tất cả các thẻ Google Analytics của chúng tôi được nhóm lại với nhau và dễ dàng tìm thấy ngay sau đó.
Khi đã đặt tên thẻ xong , chỉ còn một bước cuối cùng để hoàn thành …
Trình quản lý thẻ của Google sẽ không đăng tải ngay các thay đổi của bạn. Thay vào đó, giống như khi bạn tạo một bài đăng WordPress, bạn sẽ cần phải “Xuất bản” các thay đổi của bạn.

Lưu ý: Tránh sao chép trùng lập lại dữ liệu của bạn.

Nếu bạn sử dụng Trình quản lý thẻ của Google để kiểm soát Google Analytics của mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã xóa mã theo dõi (tracking code) của Google Analytics hiện tại khỏi các trang của mình. Nếu không, mã GA cũ sẽ thu thập dữ liệu & thẻ GTM mới cũng sẽ báo cáo lại… từ đó tạo ra những dữ liệu trùng lập.
Không ai muốn nhận được những dữ liệu trùng lập hết, phải không?
Và giờ thì bạn rõ rồi đó! Tag đầu tiên của bạn, thông báo đến GTM gửi lượt xem pageview tới Google Analytics và trigger đầu tiên của bạn thông báo cho GTM gửi lượt xem pageview đó mỗi khi trang được tải.

Variables (Các biến) trong Google Tag Manager

Rõ ràng, bạn có thể làm được rất nhiều việc với Google Tag Manager!
GTM còn có 1 chức năng khác được gọi là “các biến dữ liệu” – variables
  • Biến dữ liệu – Các biến này không bắt buộc bạn phải thiết lập nhưng nó cho phép GTM truy cập thêm thông tin bổ sung cần thiết để hoàn thành những gì bạn đã yêu cầu trước đó, có như vậy các trình kích hoạt và thẻ của bạn mới có thể làm nhiều hơn.
Ví dụ:  Khi đặt UA-12345678-9 làm Property ID cho Google Analytics, sau này có thể bạn có thể sẽ thiết lập rất nhiều thẻ Google Analytics, và thường xuyên phải tìm kiếm UA. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo ra một biến cố định để không phải tốn thời gian nữa.
Giả sử tôi đặt tên cho cái biến tôi sắp tạo tên là “Biến UA của tôi” và chỉ định nó có giá trị “UA-12345678-9”.
Cách làm cụ thể như sau:
Bước 1: Tạo biến dữ liệu bằng cách chọn mục “Variables”
Bước 2: Bước tiếp theo, chọn kiểu biến mà bạn muốn tạo. Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi chọn “Constant” vì chúng tôi muốn thiết lập một biến mới mà giá trị của nó vẫn không thay đổi trong mỗi lần sử dụng.
Bước 3: Gán giá trị và đặt tên cho biến dữ liệu
GTM luôn yêu cầu được biết giá trị mà bạn sẽ gán cho biến mới của mình
Bước 4: Điều chỉnh biến
Khi đã lưu biến mới, tôi sẽ quay lại phần tag điểu chỉnh 1 chút để nó sử dụng biến mới thay vì mỗi lần truy cập đều phải nhập mã “UA-12345678-9”
Chọn thẻ “GA – Page view” mà bạn đã tạo trước đó, và chỉnh sửa.
Bạn sẽ phải tìm ra UA # mà bạn đã nhập, xóa nó đi. Sau đó, nhấp vào biểu tượng  “block” phía tay phải và rồi chọn biến bạn có thể sử dụng (bao gồm cả biến mà bạn vừa mới tạo).
Bước 5: Chọn biến “UA của tôi” và save lại là xong nhé!
Một lần nữa, bạn phải thay thế “UA-12345678-9”bằng tài khoản Google Analytics thật của mình nhé. Đây chỉ là ví dụ của tôi thôi.

Ứng dụng khác của Google Tag Manager: Thẻ tag, Trình kích hoạt và biến dữ liệu

Bạn còn có thể làm được gì nữa với GTM ? Nhiều lắm. Bạn còn có thể thiết lập một thẻ mà nó có khả năng tự động theo dõi mỗi lần khách truy cập vào một trong URL và gửi cả số lượng click đến Google Analytics với các chi tiết sau:
  • Những trang nào họ đã truy cập vào
  • khi nào họ click chuột
  • Và họ click vào những trang nào …
Tôi sẽ thử dùng thẻ tag, trình kích hoạt trigger và biến để thực hiện thao tác này.
Trước tiên, tôi sẽ muốn kích hoạt một số biến được tích hợp sẵn để GTM có thể tự động thu thập các số liệu mà chúng tôi cần.
Nhấp chuột vào mục “Variables”
… và chọn tất cả các biến các Pages & Utilities bảng “Configure”
Tôi sẽ làm thử cho bạn 1 ví dụ để bạn dễ hiểu hơn nhé. Hãy tạo một tag mà nó có thể
  • tự động theo dõi số click chuột vào url
  • thông báo đến GA ngay khi ghi nhận được 1 click chuột
  • gửi URL của trang người dùng truy cập khi họ nhấp vào liên kết
  • Gửi URL của liên kết mà người dùng đã nhấp vào
Cái tag theo yêu cầu như trên sẽ làm thế này:
Giờ thì bạn có một thẻ tag thông báo đến GTM để nó báo cáo dữ liệu số click ghi nhận được tới Google Analytics và sau đó hiển thị các chi tiết của click đó (bao gồm cả trang họ đã truy cập và URL của cú click).
Tiếp theo, bạn sẽ khai báo GTM biết là khi nào nó sẽ thông báo các thông tin chi tiết này đến Google Analytics. Lúc này, bạn phải sử dụng đến trình kích hoạt trigger.
Đầu tiên, chọn “Click”
Rồi chọn “New”
Đây là cách bạn thiết lập trình kích hoạt…
Khi bạn đã lưu trình kích hoạt cho thẻ mới của mình, hãy tiếp tục quy trình bằng cách publish ra các thay đổi ấy.
Sau đó, bạn truy cập vào Google Analytics và xem các kết quả mới thông qua các báo cáo BEHAVIOR > EVENTS
Những thông tin này của GTM thật sự đáng giá
Một khi bạn tạo được cái thẻ đầu tiên rồi, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được mọi thứ đang diễn ra như thế nào.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Google Webmaster tools là gì? Ứng dụng của nó trong cải thiện SEO tổng thể website. Đây cũng là một trong những công cụ hỗ trợ cho website/SEO/Digital Marketing tốt nhất mà google cung cấp.

Kết luận

Qua bài viết này bạn đã có được kiến thức cơ bản về việc thiết lập Google Tag Manager rồi, đồng thời hiểu được những ứng dụng cơ bản của công cụ tuyệt vời này của Google. Trong thơi gian sắp tới, tôi sẽ tiếp tục viết thêm phần thứ 2 về ứng dụng nâng cấp, đặc biệt hữu ích trong thương mại điện tử và thiết lập các chiến dịch marketing. Nhớ đón xem bạn nhé.
Chúc bạn thành công!
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Danh sách web 2.0 tốt nhất 2018

Cách sử dụng các trang Web 2.0 để Nhận các liên kết ngược

Bạn có thể tạo một bài đăng blog hoặc các bài báo và sau đó đăng trực tiếp lên các trang web Web 2.0 cao. Một số trang web phân phối lại nội dung của bạn qua nguồn cấp dữ liệu RSS và một số khác chỉ cần tạo danh sách kiểu thư mục có thể tìm kiếm được.

Công cụ tìm kiếm luôn tuân theo việc phân phối nội dung đã đăng và lập chỉ mục để hiển thị. Nội dung của bạn sẽ vẫn hoạt động trong công cụ tìm kiếm hoặc sẽ thay đổi khi bạn thực hiện thay đổi. Xây dựng backlinks từ web 2.0 cao chậm và ổn định giúp trang của bạn xếp hạng để tăng.

Đây là danh sách các trang Web PR cao 2,0 2,020 cập nhật miễn phí:
http://blogpico.com/ 2
http://iblog.at/ 3
http://weblogplaza.com/en/ 3
http://www.blogster.com/ 3
http://publr.com/ 3
http://www.yousaytoo.com/ 4
http://www.mywapblog.com/en/index.php? 4
http://www.doomby.com/ 4
http://www.mytripjournal.com/ 4
http://2itb.com/ 4
http://spiclick.com/ 4
http://wikipages.com/index.php/Home 4
http://fotopages.com/ 4
http://getjealous.com/ 4
http://wallinside.com/ 4
http://bloghi.com/ 4
http://blurty.com/ 4
http://iseekblog.com/ 4
http://inube.com/ 4
http://www.bloggum.com/ 4
http://www.ewebsite.com/ 4
http://business.blinkweb.com/ 5
http://www.blog.hr/ 5
http://www.devhub.com/ 5
http://www.beep.com/ 5
http://www.350.com/ 5
http://www.blog.com.es/ 5
http://www.punt.nl/ 5
http://www.hazblog.com/ 5
http://www.blog.hr/ 5
http://www.blog.com.es/ 5
http://www.alivenotdead.com/ 5
http://www.doomby.com/ 7
http://www.microsoft.com/ 7
http://www.angelfire.lycos.com/ 7
http://multiply.com/ 7
http://www.squidoo.com/ 7
https://www.yola.com/ 7
http://www.jimdo.com/index.php 7
https://posterous.com/ 7
http://www.tripod.lycos.com/ 8
http://www.typepad.com/ 8
http://www.tumblr.com/ 8
http://www.blogger.com/ 8
http://www.weebly.com/ 8
http://wordpress.com/ 9

Một số trang Web 2.0 khác

kapuwa.com
speedfitnetwork.com
nortevisionsrl.com.ar
socialmediachambers.org
videofellow.com
guide2oz.com.au
urbanstop.us
abesweb.com
astromindsclub.com
ur-social.com
jiujitsumatch.com
ork2.com
christkorner.com
class-movement.com
dailyroads.com
gamerdating.com
babykick.com
demo.boonex.com
elitesocietys.com
lafango.com
bcz.com
capodimonte.com
meridianamagazine.org
wesharenetwork.net
soderhamn.itproject.se
aboutunlockingiphones.com
vegasmiles.com
3klix.com
508.dk
beatknockin.com
friendsseeking.com
mozibo.com
slackercomics.com
slimsanity.net
socialenginezzz.com
studentdate.com
klumby.com
thehealthynetwork.com
serenityeveryday.com

PR 4
99. 2itb.com
100. blogge.rs
101. bloggum.com
102. bloghi.com
103. doomby.com
104. flukiest.com
105. fotopages.com
106. freeblogspot.org
107. hipero.com
108. inube.com
109. iseekblog.com
110. myblogsite.com
111. mytripjournal.com
112. mywapblog.com
113. spi-blog.com
114. wallinside.com
115. wikipages.com
116. yousaytoo.com

PR3
117. bcz.com
118. blogster.com
119. honmag.com
120. iblog.at
121. spyuser.com
122. weblogplaza.com

PR2
123. blogpico.com
124. blogtext.org
125. edublogs.org
126. evood.com
127. publr.com
128. uwcblog.com

Bạn có trang web PR cao 2,0 trang web hơn năm 2017, sau đó chia sẻ trong các ý kiến dưới đây.

Đừng quên chia sẻ bài viết tuyệt vời này trên phương tiện truyền thông xã hội. Tôi sẽ hài lòng nếu bạn chia sẻ điều này ngay bây giờ!
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá